HOTLINE: 0904 585359

Nghiên cứu, lắp đặt hệ thống lạnh cho tàu đánh cá xa bờ

72 |
0 Đánh giá

Việc lắp đặt hệ thống làm lạnh cho kho bảo quản thủy sản ngay trên tàu giúp ngư dân duy trì chất lượng tốt và an toàn vệ sinh thực phẩm cho hải sản đánh bắt được, kéo dài thời gian bảo quản và cải thiện hiệu quả kinh tế, cho phép họ kéo dài thời gian đánh bắt trên biển.

Đề tài “Nghiên cứu, lắp đặt hệ thống lạnh cho tàu đánh cá xa bờ” do TS Phan Quý Trà, trưởng phòng quản lý khoa học - hợp tác quốc tế Trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng), cùng cộng sự thử nghiệm trên tàu của ngư dân Đà Nẵng.

Việc lắp đặt hệ thống làm lạnh cho kho bảo quản thủy sản ngay trên tàu giúp ngư dân duy trì chất lượng tốt và an toàn vệ sinh thực phẩm cho hải sản đánh bắt được, kéo dài thời gian bảo quản và cải thiện hiệu quả kinh tế, cho phép họ kéo dài thời gian đánh bắt trên biển.

Tàu cá của ngư dân Đồng Văn Đền (Q. Sơn Trà, Đà Nẵng) là tàu đầu tiên thử nghiệm hệ thống này

Đề tài “Nghiên cứu, lắp đặt hệ thống lạnh cho tàu đánh cá xa bờ” do TS Phan Quý Trà, trưởng phòng quản lý khoa học - hợp tác quốc tế Trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng), cùng cộng sự thử nghiệm trên tàu của ngư dân Đà Nẵng.

Giảm thiểu hư hỏng thủy hải sản

Nhóm nghiên cứu nhận thấy từ các chuyến khảo sát thực tế tại một số cảng cá rằng hơn 20% lượng cá đánh bắt bị hư hỏng sau những chuyến đi dài ngày, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giá trị kinh tế giảm. Do đó, họ đã bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo hệ thống làm lạnh để thử nghiệm trên tàu của ngư dân.

TS Phan Quý Trà cho biết, các kho bảo quản hiện tại trên tàu cá thường có vách ngăn cách nhiệt kém, dễ phát sinh vi khuẩn, mất nhiệt và ẩm ướt; đáy kho cách nhiệt bằng mốp, xốp không đảm bảo an toàn. Ngư dân chủ yếu bảo quản hải sản bằng cách truyền thống như dùng nước đá và muối.

Khi cập bến, những lớp cá phía dưới thường bị tan hoặc giập nát do trọng lượng của các lớp cá phía trên đè xuống. “Hệ thống làm lạnh này sẽ giúp ngư dân xa bờ nâng cao chất lượng thủy hải sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, và tăng lợi nhuận”, TS Trà chia sẻ.

Hệ thống bảo quản lạnh thử nghiệm trên tàu cá của ngư dân không chỉ đảm bảo cách nhiệt, giảm thất thoát nhiệt mà còn chống ăn mòn và chịu được môi trường biển.

Các vật liệu trong hầm như vách ngăn và trần hầm được làm từ thép inox 304 dày 2mm, phun lớp bọt xốp cách nhiệt với khả năng chống oxy hóa cao trong môi trường biển. Hệ thống máy nén lạnh trên tàu thuộc dạng hở, được truyền động từ trục chính của động cơ máy tàu để vận hành. Ngoài ra, hệ thống làm lạnh còn sử dụng phương pháp đối lưu tự nhiên với chất tải lạnh và dầu truyền nhiệt.

“Phương pháp này giảm thiểu thất thoát nhiệt ra môi trường, giảm nước đá tan chảy, đảm bảo chất lượng thủy hải sản” - thạc sĩ Hồ Quốc Sơn, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Tăng lợi nhuận cho ngư dân

Từ tháng 9-2014 đến nay, hệ thống làm lạnh đã được thử nghiệm trên năm chuyến đánh bắt xa bờ, mỗi chuyến kéo dài hơn 20 ngày. Lượng nước đá mang theo mỗi chuyến giảm hơn 40%, tạo thêm không gian chứa thủy hải sản.

Thời gian đánh bắt cũng được kéo dài mà tôm, cá vẫn tươi ngon khi trở về đất liền. “Một hệ thống làm lạnh như vậy hiện có giá khoảng 400 triệu đồng, nhưng nếu lắp đặt hàng loạt thì chi phí sẽ giảm. Sau khoảng 10 chuyến đi biển, ngư dân có thể thu hồi vốn đầu tư”, TS Trà cho biết.

Tàu cá của ngư dân Đồng Văn Đền (P.An Hải Bắc, Q.Sơn Trà, Đà Nẵng), chuyên đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, là tàu đầu tiên thử nghiệm hệ thống làm lạnh. Ông Đền chia sẻ, từ khi lắp đặt hệ thống làm lạnh, lợi nhuận mỗi chuyến đi biển tăng mạnh.

Thay vì mỗi chuyến thu hoạch được khoảng 50 triệu đồng, nhờ hệ thống này, lượng tôm cá tươi hơn và không bị giập nát, giá trị tăng lên 70-80 triệu đồng.

“Từ khi có hệ thống làm lạnh, tôi giảm bớt lượng đá cây, giảm tiêu hao dầu chạy tàu, thủy hải sản ít hư hao và doanh thu tăng cao, thời gian đánh bắt cũng được kéo dài...” - ông Đền phấn khởi chia sẻ.

Lợi ích khi áp dụng đại trà

Ông Đặng Duy Hải, phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng), nhận định rằng đề tài này có tính ứng dụng cao. Nếu áp dụng đại trà trên các tàu cá xa bờ, sẽ mang lại lợi ích cho cả ngư dân và người tiêu dùng.

“Ứng dụng này giúp ngư dân tăng lợi nhuận, người tiêu dùng lại được sử dụng thủy hải sản có chất lượng. Bên cạnh đó, khi đưa sản phẩm thủy sản Việt Nam đi xuất khẩu nước ngoài sẽ đảm bảo được uy tín, có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Chúng tôi sẽ đề nghị TP có chính sách hỗ trợ, giúp người dân áp dụng công nghệ này vào việc đánh bắt xa bờ”, ông Hải nhấn mạnh.


Tin tức liên quan

Bình luận